Kiến Thức

Triệt Lông Có Hại Không? Giải Đáp Từ A-Z Về Vấn Đề Triệt Lông

Triệt lông có hại không là câu hỏi mà mọi người rất quan tâm, trước khi quyết định loại bỏ các sợi lông đáng ghét trên cơ thể. Cũng như phương pháp triệt lông nào an toàn? Bài viết này sẽ giải đáp giúp các bạn những thắc mắc trên.

Tìm hiểu chung về quá trình triệt lông

Cấu tạo của lông và bản chất của quá trình liệt lông có thể hiểu như sau:

Cấu tạo và quá trình hình thành sợi lông

Lông có cấu tạo gồm thân lông nằm phía trên bề mặt da và chân lông nằm sâu ở lớp trung bì da. Một sợi lông có chu kỳ phát triển gồm ba giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn dừng tăng trưởng và giai đoạn thoái hóa. Khi chu trình này hoàn tất thì một chu trình khác sẽ tiếp tục lặp lại, để đảm bảo luôn có những sợi lông mới thay thế.

Triệt lông là gì? Triệt lông có hại không?

Việc triệt lông thực chất là cắt đứt nguồn dinh dưỡng nuôi sợi lông phát triển. Thời điểm thích hợp nhất cho việc triệt lông là trong giai đoạn tăng trưởng. Tuy nhiên lông liên kết chặt chẽ với các mao mạch trong cơ thể. Do đó, rất khó để triệt lông mà không gây đau đớn hay không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.

Có nhiều phương pháp triệt lông khác như cạo lông, waxing, sử dụng kem tẩy lông… Tuy nhiên, lựa chọn triệt lông bằng laser vẫn được đánh giá là biện pháp an toàn cao nhất.

Sử dụng laser triệt lông, bạn có thể triệt lông ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể trừ mí mắt và vùng quanh mắt. Phương pháp triệt lông giúp loại bỏ lông tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Triệt lông thường sẽ làm cho các nang lông bị suy yếu bởi các tia laser lên vùng da có lông, hạn chế lông mọc lại như cũ. Các tia laser làm lông không thể hấp thụ dinh dưỡng để mọc lên. Dần dần lông sẽ thưa và mọc ít hơn, nếu có thì sợi lông cũng khá mảnh, không đen và dày như trước.

Các bước triệt lông an toàn, hiệu quả

Tẩy lông bằng laser thường yêu cầu từ 2-6 buổi điều trị. Ở những vùng lông mọc nhanh, việc triệt lông có thể lặp lại sau 4 – 8 tuần/lần. Đối với những vùng lông mọc chậm như lưng, điều trị có thể là 12 – 16 tuần/lần.

Trong mỗi lần điều trị, bạn sẽ đeo kính bảo hộ đặc biệt để bảo vệ mắt khỏi tia laser. Bác sĩ có thể bôi thuốc tê tại chỗ trên da của bạn để giảm bớt cảm giác khó chịu do quá trình triệt lông. Quy trình thực hiện triệt lông bằng laser cơ bản như sau:

  • Bác sĩ sẽ đưa thiết bị laser cầm tay vào da của bạn. Tùy vào loại tia laser, một thiết bị làm mát trên đầu thiết bị triệt lông hoặc gel làm mát có thể được sử dụng để bảo vệ làn da và giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
  • Khi bác sĩ kích hoạt tia laser, các tia laser sẽ đi qua da đến các nang lông. Nhiệt độ mạnh từ tia laser làm tổn thương các nang lông, đồng thời ức chế sự phát triển của lông.
  • Tùy từng vị trí lông mọc trên cơ thể mà thời gian triệt có thể kéo dài chỉ từ vài phút đến một tiếng đồng hồ.
  • Sau khi triệt lông, vùng lông sẽ không rụng ngay lập tức mà nó sẽ rụng trong khoảng thời gian một vài ngày đến vài tuần.

Triệt lông có hại không, thường có những phản ứng gì?

Triệt lông có gây hại hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: màu da, màu tóc, kế hoạch tẩy lông, việc tuân thủ chăm sóc trước và sau điều trị. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của tẩy lông bằng laser gồm:

  • Dị ứng da: khiến bạn cảm thấy khó chịu, da bị mẩn đỏ và sưng tấy sau khi triệt lông bằng laser. Các triệu chứng này thường nhanh chóng biến mất trong khoảng vài giờ.
  • Thay đổi sắc tố da: có thể làm tối hoặc sáng vùng da triệt lông. Những thay đổi này có thể là tạm thời hoặc thậm chí là vĩnh viễn.
  • Số ít trường hợp tẩy lông bằng laser: có thể gây bỏng, phồng rộp, đóng vảy hoặc một số thay đổi khác trong kết cấu da.
  • Những tác dụng phụ hiếm gặp khác như: bạc tóc, lông mọc quá nhiều xung quanh vùng được điều trị, đặc biệt là trên vùng da sẫm màu.
  • Tẩy lông bằng laser không được khuyến khích cho mí mắt, lông mày hoặc các vùng xung quanh, vì có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
  • Để lại sẹo: phổ biến ở những người có cơ địa dễ bị sẹo. Thường sẹo không phải là tác dụng phụ của việc tẩy lông bằng laser. Sẹo có thể hình thành do người thực hiện mắc lỗi hoặc sau khi triệt các bạn chăm sóc vùng da điều trị không đúng cách. Bạn cần giữ ẩm, tránh ánh sáng và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng da.
  • Do quá trình chuyển hóa ánh sáng thành nhiệt lượng sẽ gây ra tình trạng khô da ở một số người. Bạn hãy sử dụng một số loại kem cấp ẩm hay gel lô hội để vừa làm dịu vừa cấp ẩm cho vùng da vừa triệt lông.

Triệt lông có hại không, thực hiện tại nhà liệu có an toàn?

Bạn hoàn toàn có thể triệt lông bằng laser tại nhà, tuy nhiên hiệu quả sẽ không cao như khi thực hiện tại các cơ sở làm đẹp chính thống. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, các thiết bị tẩy lông bằng laser tại nhà được coi là mỹ phẩm, không phải y tế. Nghĩa là chúng không được kiểm tra một cách kỹ lưỡng như các thiết bị y tế khác.

Nếu bạn lựa chọn sử dụng thiết bị tẩy lông bằng laser tại nhà, hãy làm theo hướng dẫn đi kèm với thiết bị đó để giúp giảm nguy cơ bị tổn thương da ở các vùng xung quanh.

Triệt lông có hại không và biện pháp ngăn ngừa rủi ro

Trước và sau khi tiến hành triệt lông có những lưu ý quan trọng như sau:

Trước khi triệt lông

Để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triệt lông, bạn cần chú ý:

  • Lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao trong lĩnh vực da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ. Đó là những người có nhiều kinh nghiệm về triệt lông bằng laser đối với mọi loại da.
  • Tìm những spa, thẩm mỹ viện hoặc cơ sở làm đẹp an toàn, uy tín.
  • Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tẩy lông bằng laser để xác định mình có thích hợp với liệu pháp này hay không. Cũng như thông báo đến bác sĩ những bệnh tiền sử về da, sẹo trên cơ thể, các loại thuốc đang sử dụng…
  • Bạn nên cắt tỉa và cạo râu trước khi điều trị bằng laser.
  • Tránh các phương pháp tẩy lông khác: nhổ, tẩy lông và điện phân có thể làm rối loạn nang lông. Do đó, bạn nên tránh thực hiện các biện pháp này ít nhất 4 tuần trước khi điều trị.
  • Chụp ảnh trước và sau quá trình tẩy lông để so sánh hiệu quả cũng như tác động của phương pháp này.

Sau khi triệt lông

Nếu thuộc trường hợp có thể triệt lông, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bước chăm sóc sau khi triệt lông, cụ thể:

  • Tránh tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trước và sau khi điều trị. Bất cứ khi nào bạn ra ngoài, hãy thoa kem chống nắng SPF 30 phổ rộng.
  • Sau khi triệt lông nên vệ sinh da bằng nước sạch, nước mát để giúp giảm kích ứng, dịu da, thu nhỏ lỗ chân lông và loại sạch bụi bẩn.
  • Lựa chọn các loại kem dưỡng được chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, nha đam… để tránh gây kích ứng cho da, ngăn chặn vi khuẩn phát triển tại vùng da vừa mới triệt lông.
  • Ưu tiên những trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu hút ẩm mồ hôi tốt. Giúp cho vùng da vừa triệt lông sạch sẽ, thoáng khí, tránh vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào da.
  • Uống nhiều nước để da được cấp ẩm đủ, ăn nhiều rau củ trái cây để làn da mau phục hồi.

Triệt lông có hại không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cách chăm sóc. Mong rằng bạn sẽ tìm đến đúng các trung tâm uy tín, cơ sở thẩm mỹ, spa tốt nhất để thực hiện triệt lông. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *