Kiến Thức

Tìm Hiểu Sodium Laureth Sulfate: Chất Tạo Bọt Tẩy Rửa Trong Mỹ Phẩm

Trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân như: Dầu gội, sữa tắm,… đều có chứa thành phần Sodium Laureth Sulfate (SLES) hay Sodium Laureth Sulfate (SLS). Đây là một chất có tính tẩy rửa cao, giúp loại bỏ các chất dư thừa trên da và tạo bọt.

Dù được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết Sodium Laureth Sulfate là chất gì? Sodium Laureth Sulfate có hại cho sức khỏe con người hay không? Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn nhé.

Sodium Laureth Sulfate là gì?

Sodium Laureth Sulfate, hay còn được biết đến với cái tên Natri Lauryl Ete Sulfat – SLES, là một chất hoạt động bề mặt và thuốc tẩy mang điện âm có trong hầu hết sản phẩm chăm sóc cá nhân như: xà phòng, dầu gội, sữa tắm,….

Nó có công thức hóa học là CH3(CH2)11(OCH2CH2)nOSO3Na với đặc tính làm sạch và nhũ hoá. Ngoài ra, những chất này hoạt động tương tự xà phòng.

Sodium Laureth Sulfate là một chất tạo bọt có giá thành rẻ nhưng vô cùng hiệu quả, đạt được các tiêu chí về hương thơm và màu sắc riêng.

Đặc biệt, Sodium Laureth Sulfate loại bỏ mọi nguy cơ hỏa hoạn vì nó không chứa cồn Ethyl hoặc Isopropyl như các Sulfate Ether hoạt tính mạnh khác. Bộ Y Tế và NICNAS của Úc đã xác nhận Sodium Laureth Sulfate an toàn với liệu lượng cho phép và không làm biến đổi ADN.

Công dụng của Sodium Laureth Sulfate

Sodium Laureth Sulfate với nồng độ khá thấp thường có mặt trong sữa tắm, xà bông, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, chất tẩy rửa, kem đánh răng và bọt kem cạo râu….

Riêng đối với các sản phẩm Skincare, người ta thường sử dụng Sodium Laureth Sulfate vì khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước, bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng như một chất làm nhũ hoá.

Ngoài ra, Sodium Laureth Sulfate là thủ phạm chính gây khô da mỗi khi rửa mặt, đau mắt sau khi gội đầu, hoặc lở loét sau khi vệ sinh răng miệng,…

Để xác nhận mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm chứa Sodium Laureth Sulfate, người tiêu dùng nên tìm hiểu và đưa những bằng chứng về nó.

Nhưng hầu hết các cuộc nghiên cứu đều chứng minh Sodium Laureth Sulfate an toàn với sức khỏe con người. Vì vậy, bạn không nên tin vào những lời đồn thổi rằng thành phần này rất độc hại.

Trên thực tế, Sodium Laureth Sulfate có hơn 150 tên gọi khác nhau và có mặt trong hầu hết các sản phẩm sử dụng hàng ngày với mật độ thường xuyên

Theo các nhà khoa học, Sodium Laureth Sulfate riêng lẻ không phải là chất gây ung thư, nhưng nếu trộn với Triethanolamine (TEA), Nitrosamines, nó sẽ tạo ra nồng độ thấp 1,4 – Dioxane và 1,4 – Dioxin đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Ở các nước phát triển, mỹ phẩm chứa chất hoá học gây ung thư là một vấn đề rất nghiêm trọng, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn khá “thờ ơ” với vấn đề này.

Trên thực tế, Sodium Laureth Sulfate có hơn 150 tên gọi khác nhau và có mặt trong hầu hết các sản phẩm sử dụng hàng ngày với mật độ thường xuyên.

Các sản phẩm không có Sodium Laureth Sulfate sẽ được ghi rõ trên bao bì, tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra độ độc hại của thành phần sản phẩm trên website EWG.

Bởi sản phẩm Skincare càng chứa ít thành phần hoá chất thì càng an toàn cho hệ miễn dịch, nhất là các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.

Tại sao Sodium Laureth Sulfate được dùng trong mỹ phẩm?

Sodium Laureth Sulfate là thành phần phổ biến vì công dụng làm sạch hiệu quả, tạo độ ẩm, loại bỏ các bã nhờn để làm sạch sâu và mang đến cảm giác sảng khoái, “sạch bong kin kít” trên da.

Đồng thời, hợp chất tạo bọt này cũng là một trong những thành phần quan trọng giúp dễ dàng đánh bay bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông. Sodium Laureth Sulfate có mặt trong hầu hết các sản phẩm đời sống như:

  • Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Nước rửa tay, nước tẩy trang, xà phòng, tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt,…
  • Sản phẩm chăm sóc tóc: Dầu gội đầu, thuốc nhuộm, gel tạo kiểu tóc,…
  • Sản phẩm chăm sóc răng: Kem đánh răng, nước súc miệng, tẩy trắng răng,…
  • Sản phẩm chăm sóc body: Sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm.
  • Kem và sữa dưỡng thể: Kem bôi tay, mặt nạ, kem kích ứng, kem chống nắng…
  • Sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày: Nước rửa chén, chất tẩy vết bẩn, bột giặt, keo vải…

Sodium Laureth Sulfate có thực sự độc hại?

Nhiều tin đồn lan truyền rằng Sodium Laureth Sulfate là một chất gây kích ứng, có tính chất ăn mòn và bào mòn các chất béo, Protein trong cơ thể. Thậm chí, người ta cho rằng Sodium Laureth Sulfate có thể thẩm thấu vào các mô và ảnh hưởng tới mắt, não và tim.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành đã thẩm định và kết luận rằng Sodium Laureth Sulfate là hợp chất an toàn đối với người sử dụng.

Tính đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng, chứng minh chất này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ung thư.

Các thí nghiệm liên quan đến Sodium Laureth Sulfate đều khẳng định nó hoàn toàn lành tính, an toàn nếu sử dụng nó với nồng độ và tần suất thích hợp.

Mặc dù việc tiếp xúc với Sodium Laureth Sulfate trực tiếp và lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như kích ứng da nhưng hoàn toàn không đáng ngại.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể xác nhận mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm chứa hợp chất này bằng các thông tin nghiên cứu Sodium Laureth Sulfate tại các hiệp hội ở các quốc gia.

Các cơ quan, tổ chức thẩm định về Sodium Laureth Sulfate

  • Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA): Miễn các yêu cầu về việc giảm nồng độ SLS trong các thành phần của các chất rửa thực phẩm vì hợp chất này an toàn với người dùng.
  • Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA): Cho phép bổ sung Sodium Laureth Sulfate, hợp chất an toàn đối với sức khỏe vào thành phần phụ gia trong thực phẩm.
  • Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia: Kết luận Sodium Laureth Sulfate không có bất kỳ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người.

Như vậy, không thể chứng minh được Sodium Laureth Sulfate gây hại trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với da.

Tuy nhiên, sản phẩm có thể gây kích ứng da ở nhiều người nhạy cảm, vì vậy, khi sử dụng sản phẩm cần tìm hiểu kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Sodium Laureth Sulfate nên là thành phần chính trong các loại mỹ phẩm?

Câu trả lời là Có. Bởi vì, trên thực tế, phần lớn các chất tẩy rửa đều gây ra tình trạng kích ứng da tương tự nếu bạn sử dụng nhiều và thường xuyên.

Ví dụ như: khô da, xuất hiện các vết đỏ và kích ứng mắt. Sử dụng Natri Laureth Sulfat với nồng độ thích hợp hoàn toàn không nguy hại như những gì đồn đoán, ngược lại nó nên là thành phần chính trong các loại mỹ phẩm.

Còn nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm với thành phần Sodium Laureth Sulfate thì nên tránh các sản phẩm có chứa chất này hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.

Trong bài viết trên, mình đã đưa ra các kiến thức cơ bản về hợp chất tẩy rửa Sodium Laureth Sulfate có trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hy vọng bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm và lưu ý sử dụng đúng nồng độ, liều lượng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *