Chất Nhũ Hóa Là Gì? Cấu Tạo, Vai Trò Chất Nhũ Hóa Trong Mỹ Phẩm
Câu hỏi “Chất nhũ hóa là gì?” có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người khi thành phần này xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da như: Kem dưỡng, kem trị mụn, dầu tắm, sản phẩm chăm tóc, kem đánh răng,…Đây được xem là một chất giữ vai trò quan trọng giúp hình thành và ổn định cấu trúc các loại mỹ phẩm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chất nhũ hóavà có công dụng của của nó trong ngành mỹ phẩm cụ thể ra sao. Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về chất nhũ hóa.
Mục Lục Bài Viết
Chất nhũ hóa là gì?
Khái niệm
Chất nhũ hóa (còn được gọi là chất nhũ tương) là một chất phụ gia được sử dụng để giảm sức căng bề mặt của các pha của hệ, do đó sẽ giúp cấu trúc của hệ nhũ tương được duy trì sự ổn định.
Hệ nhũ tương bao gồm hai chất lỏng hỗn hợp không hòa tan, một trong số đó tồn tại như một “pha phân tán” trong cùng một hệ, chất lỏng còn lại sẽ được xem là “pha liên tục”. Hỗn hợp của nhũ tương tương sẽ không bị phá vỡ thành các thành phần riêng lẻ.
Được sử dụng với mục đích ổn định sự ổn định trong pha liên tục của hệ keo phân tán vì chất nhũ hóa có cả hai phần trong cấu trúc phân tử: phần háo béo và phần háo nước. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm khả năng hình thành các giọt của hệ nhờ khả năng giảm bề mặt căng của pha phân tán.
Một chất nhũ hóa bao gồm hai phần, một phần phân cực và một phần không phân cực. Phần phân cực có thể tạo liên kết Hydro để liên kết các chất lỏng ưa nước, và phần không phân cực tạo ra lực liên kết các chất kỵ nước.
Kết quả là, chất nhũ hóa giúp giảm sức căng bề mặt tại mặt phân cách giữa hai chất lỏng, do đó làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng. Nếu có nhiều hơn hai chất lòng không thể hòa tan được với nhau thì chất nhũ hóa sẽ giúp làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng.
Khi một chất lỏng được thêm vào chất nhũ hóa thì khi nồng độ tạo đám tới hạn thì lập tức các phân tử của chúng sẽ có xu hướng tạo thành các đám Micelle và hình thành nên những những hình dạng khác nhau như hình màn, hình cầu hoặc hình trụ.
Các phân tử sẽ kết nối lại để cùng với nhau kỵ nước nếu chất lỏng là nước, đồng thời chúng cũng quay đầu ưa nước ra và tạo nên những hình dạng khác nhau như hình hình trụ, hình màng hoặc hình cầu.
Ngày nay, chủ yếu chất nhũ hóa là rượu và các Ester của Acid béo. Chuỗi phản ứng hóa học của hợp chất nhũ hóa được thể hiện như sau:
R – OH + CH3 – (CH2)n – COOH -> CH3 – (CH2)n – CO.O – R + H2O
Trong đó:
- R thể hiện cho Alcohol Chain
- n thể hiện cho Fatty Acid Chain Carbons Number.
Mức độ ưa béo hay ưa nước được đánh giá bằng chỉ số HLB (Hydrophilic-Lipophilic Balance) – Chỉ số cân bằng dầu và nước. HLB được coi là thấp nếu chúng có chứa nhiều gốc ưa nước hơn so với gốc ưa béo, cũng nhờ đó mà chất nhũ hóa này được coi là phù hợp với hệ nước trong dầu.
Ngược lại, nếu HLB cao thì chúng có chứa nhiều gốc ưa béo hơn so với gốc ưa nước, và chất nhũ hóa này không được xem là phù hợp với hệ nước trong dầu.
Hiểu rõ hơn về chất nhũ hóa trong mỹ phẩm
Hiểu một cách đơn giản nhất, chất nhũ hóa hoạt động như một chất với tác dụng hạn chế sự phân pha giữa nước và dầu – đây là hai thành phần được xem là không thể thiếu trong các loại mỹ phẩm.
Dầu sẽ sẽ được phân tán đều trong mỹ phẩm nhờ chất này và ngăn các giọt dầu trong sản phẩm bị lắng đọng. Thông thường, trong quá trình sản xuất 1 loại mỹ phẩm sẽ có 2 loại chất nhũ hóa được sử dụng.
Trong sản xuất mỹ phẩm, chất nhũ hóa được thêm vào với mục đích chính là tạo sự ổn định trong pha liên tục cho hệ keo phân tán bằng cách tạo ra một bề mặt điện tích trên nó.
Ngoài ra, nó cũng góp phần quan trọng trong việc làm giảm sức căng bề mặt của các giọt phân tán để nhằm giảm thiểu tối đa năng lượng hình thành các giọt trong hệ.
Có thể kể đến tên của một vài loại chất nhũ hóa phổ biến trong mỹ phẩm, điển hình như:
- Emulsifying Wax NF: có đặc tính của Cetyl Alcohol và có độ dẻo của Stearyl
- Natri Borat: là thành phần được kết hợp giữa sáp ong và Borat.
- Polawax: thành phần giữa rượu Cetearyl và Polysorbate 60 Glyceryl Stearate hoặc là sự kết hợp giữa Sorbitan Stearate cùng Ceteareth-20
- Lecithin: thành phần chứa Phospholipid
Phân loại chất nhũ hóa trong mỹ phẩm
Chất nhũ hóa trong mỹ phẩm được phân loại dựa theo đặc tính như sau:
- Chất nhũ hoá tự nhiên O/W: hỗn hợp 3 thành phần được chọn theo tỷ lệ chính xác mà ở đó giữa các phân tử của mỗi thành phần cho phép tương tác với nhau. Các chuỗi béo – chủ yếu bao gồm các dẫn xuất Axit Stearic, trong khi các đầu ưa nước tương tác với nước thông qua các liên kết Hydro. Đây là nhũ tương ổn định cao được ứng dụng cao trong mỹ phẩm nhờ hoạt động nhũ tương tự động, làm việc động lập với hệ thống HLB và có thể được thêm vào pha nước cũng như pha dầu để tạo tinh thể lỏng, bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa và tăng tốc độ phục hồi chức năng của hàng rào bảo vệ của do các tác nhân bên ngoài.
- Chất nhũ hoá tự nhiên W/O: chúng là sự kết hợp chủ yếu giữa các dẫn xuất Polyglycerol được lựa chọn từ các Axit béo và các cấu trúc của Polyhydroxystearic. Tỷ lệ thành phần tạo ra bởi đầu Polyglycerol là chủ yếu và chúng được kết hợp với nhau hình thành túi Hydrophilic. Nhằm hỗ trợ sản phẩm được nhanh chóng phủ rộng hơn nhờ được cung cấp các thuộc tính cảm quan, bên cạnh đó chúng cũng tăng khả năng hấp thụ và giảm độ dính (nhớt) khi sử dụng sản phẩm cũng như tăng cường độ nhẹ cho sản phẩm, ngăn chặn các sắc tố trong pha dầu tích tụ và giúp phân bố sắc tố được đồng nhất.
Tại sao chất nhũ hóa được dùng trong mỹ phẩm?
Chất nhũ hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong kỹ thuật bào chế mỹ phẩm dạng nhũ tương. Được nhà sản xuất áp dụng khi các nguyên liệu không tương hợp hay không hòa tan vào với nhau.
Chất nhũ hóa được xem là yếu tố chính giúp hình thành và ổn định nhũ tương. Các nhà bào chế phải nghiên cứu để lựa chọn tỷ lệ và thành phần chất nhũ hóa sao cho phù hợp với từng loại mỹ phẩm sao cho sản phẩm không bị phân lớp.
Nhờ khả năng hòa lẫn dầu và nước mà chất nhũ hóa trở thành thành phần không thể thiếu trong các loại sản phẩm chăm sóc, như:
- Các loại kem dưỡng thể, kem chống nắng, kem dưỡng da mặt, Lotion, sữa tắm, xịt phòng,…nhờ đặc tính không tạo cảm giác nhờn rít và giúp sản phẩm sử dụng lên da được mượt mà nên chất nhũ hóa luôn có mặt trong sản xuất những dạng sản phẩm này.
- Ở các loại son lì cũng có các chất nhũ hóa như sáp ong, sáp Candelilla hoặc sáp Carnauba,..
- Thành phần của dầu gội, dầu xả có sáp nhũ hóa sữa, sáp nhũ hóa mềm, Cetyl Alcohol,…
- Các loại kem trị mụn cần các loại chất nhũ hóa như sáp nhũ hóa chống trôi, sáp nhũ hóa mềm mượt,..
Vai trò của chất nhũ hóa trong mỹ phẩm
Chất nhũ hóa là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất mỹ phẩm, thông thường sẽ dùng nhiều thành phần nguyên liệu riêng biệt, không hòa tan được với nhau. Có vai trò rất quan trọng với nhiều công dụng kết hợp hỗn hợp dầu và nước vượt trội:
- Nhằm giúp nhũ tương được hình thành và ổn định hơn, nhờ chúng các sản phẩm mỹ phẩm không bị tách dầu, tách nước hay bị phân lớp.
- Là một chất bảo quản không thể thiếu trong nguyên liệu làm mỹ phẩm, nó ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra do sự thay đổi về mặt hóa học không mong muốn hoăc do sự phát triển của các vi sinh vật gây ảnh hưởng đến sản phẩm.
- Hỗ trợ cấu trúc của mỹ phẩm được ổn định, từ đó làm giảm sự phân pha giữa dầu và nước, tạo lớp bảo vệ quanh pha dầu và giúp các giọt dầu phân tán đều và ngăn chặn các lớp dầu bị lắng đọng.
- Giúp hai chất lỏng giảm sức căng bề mặt hơn khi tiếp xúc.
- Tối ưu độ nhẹ và tăng cường khả năng hấp thụ sản phẩm.
- Giảm thiểu độ dính nhớt của mỹ phẩm.
- Giúp các sắc tố được phân bố đồng nhất.
- Ngăn chặn các sắc tố trong pha dầu không bị tích tụ.
Qua bài viết trên, có thể thấy chất nhũ hóa góp mặt trong sản phẩm là vô cùng cần thiết để giúp sản phẩm đạt được sự ổn định cũng như góp phần vào các công năng khác. Hi vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hiểu hơn về chất nhũ hóa cũng như cung cấp thêm kiến thức về các thành phần chăm sóc và bảo vệ da.