Dầu Khoáng Là Gì? Vai Trò Của Dầu Khoáng Trong Mỹ Phẩm
Dầu khoáng là thành phần chịu không ít “tiếng xấu” khi nhắc đến chúng trong các sản phẩm dưỡng da, như: gây bít tắc lỗ chân lông, sinh mụn trên mặt hoặc thậm chí là tác nhân gây ung thư.
Vậy thực chất dầu khoáng là gì? Chúng có thật sự đem lại nhiều rủi ro như vậy cho làn da không? Trong bài viết này, sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và tiết lộ một vài sự thật nhằm “minh oan” cho thành phần chăm sóc da quen thuộc này.
Mục Lục Bài Viết
Dầu khoáng là gì? nguồn gốc và các thuộc tính của dầu khoáng
Dầu khoáng (Mineral Oil) là hỗn hợp dung dịch dẫn xuất từ quá trình chưng cất dầu mỏ với những đặc điểm như:
- Không màu, không mùi, không vị.
- Nhớt và không tan trong nước.
- Có thể bảo quản được trong thời gian dài.
- Không chứa tạp chất, độc tố và các chất gây hại.
- Giá thành rẻ.
- Hiếm khi gây dị ứng.
Sau quá trình tinh chế và chưng cất từ dầu mỏ sẽ tạo ra dầu khoáng tinh khiết dùng để sử dụng trong ngành sản xuất mỹ phẩm, đây là loại dầu khác hoàn toàn với những loại được sử dụng cho các ứng dụng công nghiệp và vận tải.
Tên gọi dầu khoáng cũngkhông chính xác nhưng trong suốt nhiều thế kỷ qua nó đều được sử dụng để dán nhãn nhiều loại dầu. Các cái tên khác ám chỉ về nó cũng không chính xác bao gồm: Paraffin lỏng, dầu trắng, Paraffinum Liquidum (Latin), và dầu mỏ lỏng.
Ứng dụng và vai trò của dầu khoáng trong mỹ phẩm
Ứng dụng của dầu khoáng trong mỹ phẩm
Nhờ công dụng dưỡng ẩm vô cùng tốt và giá thành rẻ, dầu khoáng là một thành phần được nhiều hãng sản xuất mỹ phẩm yêu thích lựa chọn và có mặt trong hầu hết các sản phẩm làm đẹp như:
- Sản phẩm cho da: kem làm trắng, kem dưỡng ẩm, kem nền, kem chống nắng, kem chống hăm, nước tẩy trang, kem nền, sữa rửa mặt, kem chống quầng thâm mắt, sản phẩm khử mùi, thuốc mỡ bôi vết thương,…
- Sản phẩm chăm sóc tóc: dầu xả, dầu dưỡng, dầu gội…
- Sản phẩm cho môi: các loại son dưỡng môi, son lì, son bóng,…
Các thành phần dầu khoáng thường đã phải trải qua quá trình tinh chế, sàng lọc kỹ lưỡng rồi mới được ứng dụng trong mỹ phẩm và có khả năng khóa ẩm tốt cho da, làm mềm da, làm lành vết thương trên da nhanh chóng.
Vai trò của dầu khoáng trong mỹ phẩm
Không có khả năng làm sáng da hay chống Oxy hóa nhưng dầu khoáng lại có những tác dụng hữu ích, tác dụng của nó vô cùng hữu ích với những làn da thường xuyên chịu những điều kiện sống khắc nghiệt, môi trường lạnh và khô.
Thành phần dầu khoáng trong mỹ phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chăm sóc da, bao gồm:
- Khóa ẩm cho da: Dầu khoáng sau khi sử dụng lên da sẽ khó hấp thụ hoàn toàn do cấu trúc phân tử của nó khá lớn, vì vậy chúng sẽ hình thành như một lớp hàng rào bảo vệ, giúp ngăn cách làn da với môi trường bên ngoài. Nhờ vậy, da sẽ được khóa ẩm và chống mất nước, đồng thời bảo vệ da khỏi một số tác nhân xấu từ bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm môi trường,…
- Làm mềm mịn làn da: Đặc biệt thích hợp với làn da khô ráp, dầu khoáng là giải pháp hiệu quả giúp da tránh hiện tượng bị nứt nẻ.
- Cải thiện kết cấu của mỹ phẩm: Nhờ dầu khoáng, các dưỡng chất trong sản phẩm phẩm được thẩm thấu vào da nhanh hơn.
- Hỗ trợ hồi phục vết thương: Theo Cosmetics & Toiletries, các thương tổn trên da có khả năng hồi phục nhờ dầu khoáng.
Hơn nữa, dầu khoáng cũng ít khi gây dị ứng. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng dầu khoáng và Petrolatum (hay còn được gọi là Vaseline – đây là dạng dầu khoáng có dạng thức nửa thể rắn) cũng có khả năng làm thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương trên da.
Dầu khoáng có hại hay không?
Các nghiên cứu và giới chuyên môn đánh giá về dầu khoáng
Dầu khoáng bị đồn đoán là tác nhân gây ung thư nếu sử dụng lâu dài và cũng là thành phần có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên có một số nhận định và đánh giá chứng minh dầu khoáng không thật sự gây hại cho làn da như vậy.
Theo đánh giá của Mona Gohara – Giáo sư chuyên về Da liễu Đại học Yale về dầu khoáng: “Tại thời điểm này, thực sự không có dữ liệu nào chứng minh dầu khoáng trong mỹ phẩm có khả năng gây ung thư.
Nhiều người nghĩ chúng gây hại vì khi chúng khi ở dạng thô, nhưng trong sử dụng trong mỹ phẩm chúng không còn ở dạng thô nữa. Quá trình tinh chế đã thay đổi hoàn toàn bản chất và hình dạng của chúng”.
Bên cạnh đó, cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm xác nhận dầu khoáng thuộc tính an toàn để sử dụng và bản thân nó hoàn toàn không có khả năng gây mụn hay làm bít tắc lỗ chân lông.
Độ tinh khiết của dầu khoáng trong mỹ phẩm cũng được FDA của Mỹ và các tổ chức được thực hiện năm 1989 cũng cho biết, dầu khoáng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa da mất nước hơn là việc sử dụng Acid béo như Linoleic Acid 15%.
Cũng theo nhiều nhà khoa học tại tạp chí Cosmetics & Toiletries vào năm 2001 , dầu khoáng được đánh giá là nằm trong top những thành phần dưỡng ẩm khá an toàn cho da. Dầu khoáng thậm chí còn ít khả năng gây kích ứng cho da hơn so với các loại dầu có nguồn gốc thực vật như Olive Oil, Coconut Oil, Argan Oil,…
Lưu ý để sử dụng dầu khoáng được tốt nhất
Tuy nhiên, công dụng khóa ẩm quá hữu hiệu của dầu khoáng lại chính là nguyên nhân vô tình giữ lại một số thành phần khác ở lớp trên cùng biểu bì, khiến lỗ chân lông bị tắc.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh khả năng gây mụn từ dầu khoáng, nhưng các chuyên gia da liễu vẫn khuyên bạn không nên tiếp tục sử dụng dầu khoáng nếu thấy tình trạng mụn bị nghiêm trọng hơn sau sử dụng.
Để sử dụng sản phẩm có chứa dầu khoáng mà không gây ảnh hưởng đến làn da, bạn nên kết hợp dầu khoáng với các thành phần có tính hút ẩm cao như Glycerin và Axit Hyaluronic bởi sau khi da được dưỡng ẩm từ 2 chất này thì dầu khoáng sẽ đóng vai trò trong việc khóa ẩm cho da.
Cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm có kết hợp dầu khoáng với các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông như: Laureth 4, Sodium Lauryl Sulfate, Carrageenan.
Đối tượng phù hợp để sử dụng dầu khoáng
Nhìn chung, dầu khoáng được sử dụng phổ biến và luôn là thành phần được ưa chuộng của nhiều hãng mỹ phẩm. Khi ở dạng tinh khiết và nồng độ thích hợp ( ở nồng độ 50% dầu khoáng được giới chuyên gia đánh giá là an toàn khi sử dụng), dầu khoáng hoạt động như một chiến binh dưỡng ẩm cho làn da, tuy nhiên sẽ là kẻ thù đối với làn da dầu, mụn khi gây nên cảm giác nhờn dính khó chịu.
Để dầu khoáng được ứng dụng tốt nhất với chức năng của nó, dầu khoáng chỉ nên sử dụng cho 2 làn da chính:
- Làn da khô: Khi làn da khô được thoa dầu khoáng sẽ giúp làn da được thoải mái nhờ công dụng khóa ẩm cực hiệu quả. Tuy nhiên dầu khoáng chỉ có chức năng khóa ẩm chứ không tự tạo ra độ ẩm, do vậy bạn cần dùng thêm các chất hút ẩm như Glycerin, Hyaluronic Acid,…trước khi sử dụng dầu khoáng để khóa ẩm.
- Làn da nhạy cảm: Đây là thành phần không nên bỏ qua cho làn da nhạy cảm nhờ khả năng an toàn cho da mà không hề gây kích ứng. Các sản phẩm của em bé cũng có nguồn gốc từ dầu khoáng nên làn da nhạy cảm hoàn toàn yên tâm về độ an toàn khi sử dụng.
Như vậy, qua bài viết này các bạn cũng đã nắm được rõ được “dầu khoáng là gì?” cũng như đã trả lời được cho câu hỏi “dầu khoáng có hại cho làn da hay không?”. Bài viết này đã cung cấp những thông tin cơ bản về dầu khoáng, qua đây mong rằng sẽ giúp bạn có một cái nhìn đúng hơn cũng như chọn được sản phẩm phù hợp nhất để chăm sóc cho làn da.